HÀN QUỐC HỌC

Ngày: 27/09/2022

Chương trình đào tạo: HÀN QUỐC HỌC
Ngành đào tạo: Hàn Quốc học              Mã ngành: 7310614
Trình độ đào tạo: Đại học                      Thời gian đào tạo: 4 năm
Tổng số tín chỉ: 135
Tổ hợp môn thi/xét tuyển:  Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01); Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00); Ngữ văn, Toán, Tiếng Hàn (DD2); Ngữ văn, GDCD, Tiếng Anh (D66)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân chất lượng cao trong lĩnh vực Hàn Quốc học: có đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc đúng kỉ luật, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, có kiến thức hệ thống về Hàn Quốc học. Cử nhân tốt nghiệp ngành Hàn Quốc học có kĩ năng thực hành và sử dụng tiếng Hàn trong giao tiếp xã hội cũng như các kĩ năng cần thiết trong công tác chuyên môn. Cử nhân ngành Hàn Quốc học có những kiến thức chuyên sâu về văn hoá, kinh tế Hàn Quốc để có thể làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp của Hàn Quốc tại Thái Nguyên, Bắc Ninh và các địa phương trong cả nước, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở đào tạo liên quan đến Hàn Quốc, viện nghiên cứu, các cơ quan, các cơ quan khác trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của ngành Hàn Quốc học là trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm làm nền tảng vững chắc cho sự thành công của cử nhân Hàn Quốc học. Cụ thể:

2.1. Kiến thức

Đào tạo cử nhân có năng lực, kiến thức và hiểu biết sâu sắc về Hàn Quốc như ngôn ngữ, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử…; nắm vững được văn hoá của Hàn Quốc, mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc; nắm vững những nghiệp vụ cần thiết trong các hoạt động chuyên môn liên quan đến Hàn Quốc học, nắm vững văn hoá doanh nghiệp của Hàn Quốc.

2.2. Kỹ năng

Đào tạo cử nhân có kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến Hàn Quốc học, có khả năng hoàn thành công việc cơ bản, đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo để tự định hướng và thích nghi trong các bối cảnh, môi trường làm việc khác nhau; kỹ năng giao tiếp; các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học; có khả năng sử dụng tốt tiếng Hàn trong nghiệp vụ chuyên môn.

2.3. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đào tạo cử nhân có năng lực tự chủ, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và các yêu cầu trong công việc thuộc lĩnh vực Hàn Quốc học.

2.3. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học

- Tin học: Sinh viên tốt nghiệp phải có đủ năng lực CNTT trong công việc nghề nghiệp (Theo Quy định chung của nổ hũ đổi thưởng social.bet ).

- Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Hàn Quốc với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương trình độ trung cấp bậc 4 theo quy định, tương đương Khung năng lực tiếng Hàn Quốc cấp 4 (theo khung năng lực 6 bậc) ban hành theo thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 21/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Chương trình đào tạo Hàn Quốc học đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng để sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Hàn Quốc học có thể làm việc ở các vị trí công việc khác nhau như: nghiên cứu viên, giảng viên, chuyên viên hay biên - phiên dịch viên của các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, tổ chức về văn hoá, giáo dục, ngoại giao, đầu tư, thương mại, các cơ sở giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Việt của Việt Nam, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

- Giảng viên/Nghiên cứu viên: có khả năng làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu với tư cách là chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc học.

- Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại: có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, văn phòng các công ty Hàn Quốc, công ty liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc có liên quan đến Hàn Quốc hay tiếng Hàn.

- Biên dịch viên/Phiên dịch viên: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên đối với các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có ấn phẩm tiếng Hàn, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân của Việt Nam, Hàn Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...

- Cử nhân của ngành Hàn Quốc học có cơ hội làm hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour tại các công ty du lịch hay nhân viên biên – phiên dịch viên. Hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch có du khách Hàn Quốc hay làm trong công ty du lịch lớn đón tiếp du khách Hàn Quốc, thực hiện các chuyến du lịch Hàn Quốc.

- Chuyên viên Marketing với nhiệm vụ cơ bản là chuyên nghiên cứu về kinh tế, chính trị, đời sống, thương mại Hàn Quốc, viết bài, quản trị website công ty, quản trị fanpage, blog bằng tiếng Hàn Quốc cho công ty, doanh nghiệp ở Thái Nguyên có nhu cầu hợp tác với Hàn Quốc hoặc các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở Thái Nguyên.

- Quản lý nhân sự trong các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (ở Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh...); các công ty, doanh nghiệp Việt Nam có hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có nhu cầu sử dụng quản lý nhân sự Hàn Quốc học.

- Làm việc trong tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc tại Việt Nam.

- Nhân viên trong các sở Ngoại vụ, sở Kế hoạch và đầu tư ở các tỉnh thành, trong các cơ quan ngoại giao của Việt Nam, Hàn Quốc; văn phòng đại diện nước ngoài.

- Biên tập viên, phóng viên trong các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh – truyền hình trung ương và địa phương.

- Ngoài ra, sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học có thể tham gia giảng dạy tiếng Hàn, có khả năng nghiên cứu và tiếp tục học lên trình độ cao học.

III. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Văn phòng khoa Khoa học xã hội và nhân văn - Bộ môn Hàn Quốc học (P.501 – Nhà Hiệu bộ) – nổ hũ đổi thưởng social.bet , Đại học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

 TS. Dương Thị Huyền, SĐT: 0975.702.362

 Website Trường: //tuyensinh.slolair.com/