VẬT LÝ (CÔNG NGHỆ BÁN DẪN)

Ngày: 27/09/2022

Chương trình đào tạo: CÔNG NGHỆ BÁN DẪN                                           

Ngành đào tạo: Vật lý 
Mã ngành: 7440102                                                                                        Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm                                                                               Tổng số tín chỉ: 135
Tổ hợp môn thi/xét tuyển: Toán, Vật lý, Hóa học (A00); Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Vật lý, Sinh học (A02); Ngữ văn, Vật lý, Hóa học (C05)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

- Chương trình đào tạo CÔNG NGHỆ BÁN DẪN nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về Công nghệ, kỹ thuật vật liệu và điện tử bao gồm những kiến thức về Vật lý, Hóa học và Kỹ thuật điện tử ứng dụng trong nghiên cứu vật liệu; các phương pháp chế tạo vật liệu; các phương pháp khảo sát cấu trúc, thành phần và mối tương quan của chúng với tính chất của vật liệu (vật liệu nano, vật liệu thông minh, vật liệu và linh kiện điện tử bán dẫn), thiết kế hệ thống điện tử, vi điều khiển và công nghệ điện tử ứng dụng.

- Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về Vật liệu điện tử, Công nghệ Nano, Vật liệu và linh kiện quang học ứng dụng trong chiếu sáng thông minh, màn hình hiển thị, cảm biến, kỹ thuật đo lường và kiểm tra các vật liệu bán dẫn; điện tử y sinh; thiết kế vi mạch điện tử bán dẫn; công nghệ vi cơ điện tử (MEMS) …

2. Mục tiêu cụ thể

- Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm, hội nhập được trong các môi trường làm việc.

- Thiết kế và chế tạo vật liệu, chú trọng vật liệu micro và nano. Bởi công nghệ Nano là một ngành công nghệ “vạn năng” hiện diện nhiều trong các ngành công nghệ kĩ thuật (hàng không vũ trụ, công nghệ điện tử, y sinh, môi trường và năng lượng…) làm thay đổi cục diện cuộc sống của con người.

- Nghiên cứu cấu trúc, thành phần và tính chất của vật liệu bằng các kỹ thuật tiên tiến như hiển vi điện tử (SEM), phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hấp thụ ánh sáng tử ngoại – khả kiến – hồng ngoại (UV-Vis), phổ Raman, phổ huỳnh quang (PL) và các phương pháp khảo sát tính chất khác (tính chất điện, tính chất từ, tính chất điện hóa,… của vật liệu);

- Điều khiển tính chất của vật liệu thông qua việc điều khiển cấu trúc và thành phần của vật liệu từ mức độ nguyên tử đến mức độ micromet;

- Đánh giá hiệu suất của vật liệu và khả năng ứng dụng vào thực tế;

- Mô phỏng, tính toán về vật liệu để giải thích các kết quả thực nghiệm hoặc dự đoán các cấu trúc, tính chất mới của vật liệu.

- Làm chủ công nghệ vật liệu chuyển hóa năng lượng; quang điện tử bán dẫn (Photonics); công nghệ chế tạo cảm biến.

- Đánh giá đo lường và kiểm tra các vật liệu bán dẫn; điện tử y sinh; vật liệu kim loại-từ tính; vật liệu bán dẫn-kim loại,..

- Thiết kế vi mạch điện tử bán dẫn; công nghệ vi cơ điện tử (MEMS); điều khiển, kỹ thuật tự động hóa; các thiết bị ứng dụng phục vụ cho các ngành Hóa, Sinh, nông nghiệp công nghệ cao, …

- Chương trình đào tạo chú trọng trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để làm việc hoặc tiếp tục học ở bậc cao hơn sau tốt nghiệp như kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và đặc biệt là năng lực ngoại ngữ.

II. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. 100 % Sinh viên có việc làm đúng ngành sau tốt nghiệp.

2. Khoảng 20% sinh viên mỗi khoá sau tốt nghiệp có cơ hội rất cao được nhận học bổng du học tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,..

3. Mức lương phổ biến sau tốt nghiệp: 10 -20 triệu đồng/tháng tuỳ vị trí.

4. Làm việc tại các công ty, nhà máy như những kỹ sư liên quan tới vật liệu điện tử, linh kiện điện tử, phân tích sản phẩm, kiểm tra không phá huỷ, điện tử y sinh, điện tử viễn thông… như Samsung, Cannon, LG, Nissan, Viettel, Rạng Đông, Boviet, Bedra, Solar cell (pin mặt trời), Panasonics, Pin Vinfast, Điện tử ABECO, Thiết bị điện tử DAEWOO, GENESISTEK VINA, Jing Gong, CARISTEK, FC, TCL hoặc các công ty liên quan khác…

5. Có cơ hội trở thành các giảng viên giảng dạy tại các Trường Đại học, cao đẳng hoặc làm giáo viên trung học phổ thông về vật lý, kỹ thuật công nghệ,..

6. Có cơ hội phát triển sự nghiệp nghiên cứu với các đơn vị như Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Viêt Nam -Hàn Quốc (VKIST),.. cũng như cơ hội du học và nghiên cứu tại nước ngoài.

7. Làm việc tại Viện nghiên cứu, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế; Các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS); Các Trung tâm kiểm định, phân tích, quan trắc và đánh giá tác động môi trường; Công ty cung cấp thiết bị đo lường.

8. Kỹ sư phân tích tại các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định vật liệu, thiết bị đo lường;

9. Khởi nghiệp, tự thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu và công nghệ nano;

10. Có thể tự nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm, vật liệu thông minh, giải pháp hữu ích có tính sáng tạo cao, từ đó khởi nghiệp để thành lập các doanh nghiệp tư nhân…

11. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu;

12. Tiếp tục học Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học tại trong và ngoài nước.

III. ĐỐI TÁC SẼ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, THỰC TẬP

- Công ty Boviet (pin năng lượng mặt trời): //bovietsolar.com/

- Công ty Bedra (vật liệu hợp kim): //www.bedra.vn/

- Công ty Italisa (thiết bị vệ sinh chất lượng cao): //italisa.vn/

- Công ty điện tử SAMSUNG: //vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-TNHH-SAMSUNG-ELECTRONICS-VIET-NAM-THAI-NGUYEN-Chart--43612-2020.html

IV. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Viện Khoa học và Công nghệ (P.212 – Nhà Hiệu bộ) – nổ hũ đổi thưởng social.bet , Đại học Thái Nguyên (Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)

Viện trưởng: PGS. TS. Nguyễn Xuân Ca, SĐT: 0985.338.855

Phó Viện trưởng: PGS. TS. Vũ Xuân Hoà, SĐT: 0869.692.675 (Phụ trách công tác Tuyển sinh)

Trợ lý Tuyển sinh: PGS.TS. Nguyễn Văn Hảo, SĐT: 0989.348.258

Website Viện KH&CN: //vienkhcn.slolair.com/

Website Trường: //tuyensinh.slolair.com/

File(s) đính kèm: